Đèn năng lượng mặt trời mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy cấu tạo đèn năng lượng mặt trời như thế nào? Bài viết dưới đây, Rovano sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời. Cùng tham khảo nhé!
1. Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là loại đèn sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành điện năng. Với lợi ích mà nó mang lại, loại đèn này được các đơn vị thi công lựa chọn. Tuy trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu mã khác nhau nhưng hầu hết cấu tạo đèn năng lượng mặt trời bao gồm:
Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
1.1. Pin năng lượng mặt trời
Với chức năng hấp thụ năng lượng mặt trời và chuyển hóa quang năng đó thành điện năng giúp cho đèn có thể phát sáng.Tấm pin mặt trời gồm các cell được thiết kế liền với đèn để lưu trữ điện năng cũng như cung cấp cho việc thắp sáng khi trời tối. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo đèn năng lượng mặt trời.
1.2. Bóng đèn năng lượng mặt trời
So với các loại đèn thông thường khác thì loại đèn này được đánh giá là có tuổi thọ cao hơn. Bóng đèn được sử dụng trong bóng năng lượng mặt trời đều là đèn LED giúp tiết kiệm điện, chi phí bảo trì và sửa chữa.
1.3.Thân đèn năng lượng mặt trời
Thân đèn năng lượng mặt trời thường được làm từ chất liệu có tính chống nước, chống thấm như PC, nhựa ABS cao cấp, hoặc từ nhôm, đặc biệt cách điện và có độ bền cơ học cao … Bên cạnh đó, nó cũng có thể được làm bằng đồng nguyên khối, hợp kim nhôm,… Đây đều là các chất liệu có độ bền tốt, hạn chế bị tác động bởi môi trường bên ngoài.
1.4. Công tắc đèn
Nguồn điện sẽ được ngắt bằng cách nhấn nút nhỏ ở phía trước/sau của đèn. Công tắc đèn thường được lắp đặt ở các vị trí thuận tiện để người dùng có thể dễ dàng điều khiển ánh sáng trong không gian.
1.5. Thiết bị điều khiển
Bộ điều khiển có chức năng chính được sử dụng để kiểm soát quá trình sạc và xả của pin, ngắt dòng điện khi bình năng lượng/pin đã đầy. Đồng thời bộ phận này còn có thể tự động cảm biến để bật tắt đèn qua sự thay đổi sáng và tối.
2. Nguyên lý hoạt động của năng lượng mặt trời
Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời giúp chúng có thể thay đổi nguyên lý hoạt động khi trời sáng và tối. Vì vậy, các bộ phận của sản phẩm hoạt động với quy trình:
Nguyên lý hoạt động đèn năng lượng mặt trời
- Vào ban ngày: Tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hấp thụ ánh nắng và sạc vào pin, khi tích trữ đủ năng lượng, bộ phận điều khiển sẽ tự động ngắt sạc.
- Vào ban đêm: Đèn sẽ tự động được bật nhờ vào thiết bị cảm biến trong bộ phận điều khiển. Lúc này điện năng đã được tích trữ sẽ dẫn điện làm cho đèn sáng. Khi đã sử dụng hết lượng điện tích trữ hoặc trời sáng, đèn sẽ tự động ngắt.
3. Ưu và nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời
Với nhiều chức năng thông minh giúp tiết kiệm và mang lợi nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhiều người đã sử dụng đèn năng lượng mặt trời thay bóng đèn huỳnh quang. Sở dĩ nó được ưa chuộng như vậy là bởi những ưu điểm nổi bật như:
3.1. Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là một giải pháp chiếu sáng hiệu quả. Sản phẩm được nhiều người lựa chọn bởi một số ưu điểm như:
Ưu điểm đèn năng lượng mặt trời
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng: Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời không sử dụng nguồn điện vậy nên có thể dễ dàng lắp đặt đèn ở mọi vị trí thích hợp và cần thiết. Bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề nguồn điện. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đèn LED năng lượng mặt trời trong các buổi cắm trại hay thắp sáng ở nơi điện lưới khó có thể kéo tới được.
- Tiết kiệm điện tối ưu: Nhờ sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, đèn năng lượng mặt trời không tiêu tốn chi phí vận hành nhiều giúp giảm đi chi phí điện năng hay chi phí bảo trì so với những loại đèn truyền thống khác. Đặc biệt, việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời tại các công trình công cộng sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí cho ngân sách của địa phương hoặc của đơn vị vận hành.
- Độ bền và tuổi thọ cao: Có những dòng sản phẩm đèn năng lượng mặt trời có tuổi thọ lên tới 10 năm, thậm chí là 12-15 năm. Nhờ đó, bạn không tốn thêm chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
- Bảo vệ môi trường: Nhờ vào việc tận dùng nguồn năng lượng tự nhiên để tái tạo nguồn năng lượng thay thế cho điện, đèn LED năng lượng mặt trời đã phần nào bảo vệ được Trái Đất xanh.
3.2. Nhược điểm
Tuy có rất nhiều ưu điểm nổi bật, đèn năng lượng mặt trời cũng có một số nhược điểm như:
- Do cấu tạo đèn năng lượng mặt trời dễ tháo lắp lại có giá trị cao nên có nguy cơ bị lấy cắp.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với những loại đèn thông thường khác.
- Đây là loại đèn sử dụng hoàn toàn nguồn năng lượng tự nhiên nên sẽ bị phụ thuộc vào thời tiết.
- Hiệu quả chiếu sáng không cao như các loại đèn truyền thống bởi sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
4. Có nên lắp đèn năng lượng mặt trời không?
Với những ưu điểm nổi bật đã nêu ở trên thì câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là CÓ.
Có nên lắp đèn năng lượng mặt trời không?
Sự xuất hiện của hệ thống đèn năng lượng mặt trời mang đến cho người sử dụng sự thuận tiện và những thay đổi tích cực cho cuộc sống hiện đại. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra thì đèn năng lượng mặt trời chỉ biến đổi ra 15% năng lượng thành nhiệt năng tỏa ra nhưng lại biến đổi 85% điện năng thành ánh sáng. Điều này cho thấy nó góp phần vô cùng lớn trong quá trình bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, sản phẩm còn mang tính linh hoạt, bạn có thể tận dụng để lắp đặt sản phẩm ở bất cứ vị trí nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, nên lựa chọn không gian thoáng, có ánh năng mặt trời để hiệu quả tối ưu hóa hiệu quả chiếu sáng của sản phẩm.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn cấu tạo đèn năng lượng mặt trời cùng một số ưu nhược điểm của sản phẩm. Đèn năng lượng mặt trời là một trong những giải pháp sử dụng nguồn năng lượng bền vững, thân thiện môi trường. Đừng quên theo dõi Rovano để cập nhật các bài viết mới nhất hàng ngày nhé!